Với tình hình dân số tăng nhanh như hiện nay, việc xây nhà ống là một lựa chọn hoàn hảo để tiết kiệm quỹ đất. Trong điều kiện căn nhà có bề ngang nhỏ hẹp và chiều dài sâu thì việc thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống là một giải pháp để tối ưu hóa không gian.
Đặc điểm của căn phòng khách liền bếp nhà ống
Đối với không gian nhà ống thường là dạng hình chữ nhật, chiều sâu dài hun hút và chiều rộng rất hẹp. Các phòng trong căn nhà ống sẽ được chia thành từng khoang một. Điều này rất dễ tạo nên cảm giác lạnh lẽo và hụt hẫng khi sống tại đây. Cách khắc phục đó là xây dựng phòng bếp liền kề với phòng khách.
Phòng khách liền bếp nhà ống là thiết kế phòng khách và bếp chạy dọc theo chiều dài của căn nhà ống. Đây là à thiết kế rất đặc trưng, phù hợp với xu hướng hiện nay, được rất nhiều người lựa chọn. Việc thiết kế liền vừa giúp tiết kiệm diện tích vừa khiến không gian được mở rộng, giảm bớt phần chật chội. Ngoài ra việc thiết kế bếp và phòng khách liền kề nhau sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tạo điều kiện thuận tiện trong quá trình di chuyển trong nhà.
Nguyên tắc thiết kế phòng khách và phòng bếp của nhà ống
Để có một không gian sống hài hòa, hiện đại bạn nên tuân thủ những nguyên tắc thiết kế sau đây:
Dùng sơn cùng màu cho thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống
Dù giữa phòng khách và phòng bếp có vách ngăn hay không có vách ngăn, nguyên tắc tối quan trọng đầu tiên đó là phải sử dụng sơn đồng màu. Điều này sẽ tạo nên một không gian hài hòa, tràn đầy sức sống. Bạn nên ưu tiên dùng các màu sắc tươi sáng để sơn phòng vì sẽ “ăn gian” được diện tích. Gam màu sáng giúp căn nhà bạn dường như rộng ra từ mọi phía.
Chọn nội thất thống nhất, tránh phối kết hợp nhiều kiểu nội thất
Mặc dù mục đích sử dụng của phòng bếp và phòng khách là hòan toàn khác biệt. Nhưng vì chúng là không gian liền kề nên bạn hãy lựa chọn những sản phẩm nội thất có sự tương đồng với nhau, liên kết với nhau. Như vậy sẽ tăng thêm tính thẩm mỹ, hài hòa cho tổ ấm của bạn. Không nên mạo hiểm áp dụng hai phong cách nội thất trái ngược vào thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống.

Sắp xếp thứ tự đúng phong thủy, hợp mệnh chủ nhà
Việc xây dựng nhà cửa hay thiết kế nội thất đều cần phải tuân thủ tiêu chuẩn của phong thủy. Hành động này sẽ liên quan đến nguồn sinh khí và tài lộc sau này của chủ nhà. Phòng khách nên đặt ngay cửa chính, hướng ra cửa chính. Hướng của phòng bếp không nên quay thẳng ra với phòng khách. Có thể dựa vào mệnh của gia chủ để quyết định phương hướng.
Cách phân tách phòng khách và căn bếp sao cho đẹp
Có rất nhiều cách để phân tách hai khu vực phòng khách và căn bếp của gian nhà ống. Trong đó có 3 cách phổ biến sau:
Xây cầu thang
Xây dựng cầu thang là cách phân chia phòng khách liền bếp nhà ống quen thuộc và phổ biến nhất. Cách làm này vừa hợp lý, hài hòa vừa tiết kiệm chi phí cho gia chủ. Cầu thang là nơi trung chuyển đi lại giữa tầng trên và tầng dưới được tận dụng làm “vách ngăn” phòng khách và gian bếp. Khi xây dựng cầu thang, bạn nên chọn loại có thiết kế độc đáo một chút để tạo cho không gian nhà mình thêm hài hòa và tràn đầy sức sống.

Thiết kế quầy bar
Cách làm này tuy không mới nhưng rất được các gia đình mặt phố yêu thích. Một chiếc quầy bar xinh xinh vừa giúp phân chia nơi tiếp khách và chỗ nấu ăn, lại có giá trị sử dụng thực tế. Tại quầy bar, các bạn có thể để đồ, bày rượu hoặc trang trí theo sở thích của bản thân. Khi xây dựng quầy bar, bạn còn được sở hữu một không gian thơ mộng ngồi thưởng thức món đồ uống yêu thích.

Tạo vách ngăn
Một cách phân chia khu vực bếp với phòng khách khác khá phổ biến hiện nay là sử dụng vách ngăn. Việc xây dựng, lắp đặt vách ngăn sẽ đảm bảo tính riêng tư cho mỗi không gian. Khi sinh hoạt ở không gian này sẽ không bị tác động của không gian còn lại. Bạn nên lựa chọn loại vách ngăn nhiều họa tiết, được thiết kế tinh xảo để tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.
Đơn giản và khoa học chính là ưu điểm lớn nhất của thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống. Với những ưu điểm vượt trội kể trên, hy vọng bạn sẽ triển khai thi công trên thực tế. Phòng khách và gian bếp sẽ trở thành nơi nuôi dưỡng và vun đắp hạnh phúc của mỗi gia đình.