Quy trình giải phóng mặt bằng đang là một vấn đề nóng được người dân quan tâm nhất hiện nay. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu về vấn đề này đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi xứng đáng của bản thân.
Nhận thông báo thu hồi đất
Đây là bước đầu tiên trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng. Trước khi thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ gửi thông báo thu hồi đất đến người dân. Thông báo sẽ được gửi trực tiếp đến người dân và phát hành rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng. Ngoài ra thông báo này còn được niêm yết công khai tại Trụ sở UBND xã. Với diện tích đất nông nghiệp thì gửi trước 90 ngày. Với đất phi nông nghiệp thì sẽ thông báo trước 180 ngày.
Quy trình giải phóng mặt bằng về thu hồi đất
Luật đất đai năm 2013 có quy định như sau:
UBND tỉnh sẽ có quyền thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi diện tích đất của cá nhân và hộ gia đình.
UBND tỉnh có thẩm quyền tiến hành thu hồi đất nông nghiệp của xã, phường, thị trấn, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức ngoại giao nước ngoài.
UBND huyện có quyền quyết định thu hồi đất thuộc cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang định cư tại nước ngoài.
Thống kế tài sản trên đất
Quá trình thống kê tài sản có trên đất sẽ do UBND cấp xã cùng cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện. Người sở hữu đất có trách nhiệm phối hợp để quá trình thống kê diễn ra nhanh chóng, kỷ luật. Nếu sau 10 ngày vận động, nếu chủ sở hữu đất không có sự hợp tác, Chủ tịch UBND huyện sẽ ra biên bản cưỡng chế. Tại điều 70 của Luật đất đai năm 2013 đã có quy định về vấn đề này.

Lập phương án bồi thường
Đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường sẽ là đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Đơn vị sẽ đưa ra phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho dân theo đúng quy luật của pháp luật. UBND cấp tỉnh và huyện có trách nhiệm tổ chức và thực hiện hoạt động tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư cần phải được xây dựng đồng bộ, đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán của từng vùng miền. Đất tại khu tái định cư phải chia theo nhiều cấp, nhiều diện tích khác nhau phù hợp với mức đền bù và khả năng của người tái định cư.
Tổ chức lấy ý kiến người dân
Trong quy trình giải phóng mặt bằng thì không thể bỏ qua bước tổ chức lấy ý kiến người dân. Đây được coi là khâu khó khăn nhất trong cả quy trình. Người dân sẽ được trực tiếp đối thoại với đơn vị có thẩm quyền. Tất cả các ý kiến sẽ được thỏa thuận để đưa ra được phương án bồi thường hợp lý. Biên bản của buổi lấy ý kiến phải có xác nhận của đại diện UBND xã, đại diện UBMTTQVN tại xã và đại diện những hộ dân có đất bị thu hồi.

Hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt phương án và thực hiện bồi thường
Dựa theo ý kiến phản hồi và đóng góp của người dân để hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường. Đơn vị có thẩm quyền sẽ thực hiện hoàn thiện hồ sơ bồi thường sau đó trình cấp trên phê duyệt. Theo quy định tại điều 66 Luật đất đai năm 2013, quá trình phê duyệt sẽ diễn ra trong vòng một ngày. Tổ chức có thẩm quyền bồi thường phối hợp cùng UBND xã phổ biến và niêm yết quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở UBND xã và những nơi sinh hoạt chung của người dân. Ngoài ra còn phải chuyển quyết định bồi thường đến từng người dân có đất bị thu hồi.
Tiến hành bồi thường
Sau 30 ngày kể từ khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành chi trả, bồi thường cho người dân. Những hộ nằm trong diện phải di dời sẽ được hỗ trợ tái định cư. Trong trường hợp có tranh chấp đối với diện tích đất thu hồi, số tiền bồi thường tạm thời nộp vào kho bạc. Sau khi tranh chấp được giải quyết, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành chi trả cho chủ sở hữu mảnh đất.

Bàn gia đất cho chủ đầu tư
Sau khi tiến hành bồi thường theo đúng quy định cho người dân, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Nếu chủ sở hữu đất không hợp tác bàn giao, thì sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định của nhà nước.
Trên đây là quy trình giải phóng mặt bằng đất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích đối với bạn, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật và bảo vệ quyền lợi xứng đáng của bản thân.