Lễ tạ mộ khánh thành không chỉ mang nét đẹp truyền thống mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nghi lễ này.
Table of Contents
Lý do Lễ tạ mộ được hình thành
Người Việt ta từ trước đến nay đều sống nghĩa tình, một lòng thành kính tổ tiên nên họ luôn tin rằng có một thế giới tâm linh luôn tồn tại. Và họ tâm niệm rằng khi chuẩn bị chu đáo, xây mộ phần yên đẹp thì người đã khuất cũng sẽ thanh thản ở nơi chín suối. Do đó mà những người sống mong muốn có một ngôi mộ chính khang trang cũng là để quy tập, là chốn an nghỉ của tổ tiên khi trở về với đất mẹ; cũng là sự hy vọng mong người đã khuất có thể phù trợ cho gia đạo được ấm êm, buôn bán phát đạt.
Lễ tạ mộ khánh thành được diễn ra như thế nào?
Chuẩn bị
Điều không thể thiếu trong buổi lễ là mâm cơm cúng cho cửu huyền thất tổ nhưng việc bày biện, bài trí hay những đồ cần thiết lại ít ai biết đến. Trước hết, ta cần chuẩn bị:
- Trầu, cau mỗi thứ 3 loại; lá trầu đặt úp để cau có cành dài lên trên
- Hoa cúng 2 bên, 1 đĩa quả
- 1 đĩa kim ngân chỉ tiền đặt ở giữa
- Chuẩn bị 1 chai rượu và 3 lon bia
- Gà (gà trống), xôi trắng bày bên cạnh
- Chè 2 gói, 2 cốc nến đỏ đặt 2 bên
- 1 đĩa gạo cùng 5 quả trứng đặt bên trên
Và phần mã khi khánh thành mộ gồm:
- 5 con ngựa với 5 màu khác nhau ( xanh, tím, đỏ, vàng, trắng) và 5 bộ mũ áo to
- Có 4 đĩa để tiền vàng riêng
- 1 đĩa để 3 đinh vàng lá
Văn khấn lễ tạ mộ
Việc xây xong mộ thì điều cần thiết phải làm sau đó là đọc văn khấn tạ mộ. Đây là nghi lễ quan trọng để mong muốn người đã khuất yên nghỉ:
Cách thiết kế mộ hợp phong thủy
Cách xây mộ cải táng
Chọn ngày, giờ, năm đẹp để xây, hợp với tuổi của tín chủ trong nhà. Vì theo quan niệm của mỗi người, khi làm chuyện quan trọng cần xem ngày, giờ, năm, tháng với mong muốn không phạm vào điều cấm kị, cho cuộc sống suôn sẻ, may mắn hơn.
Tính toán tuổi của người chết có hợp với hướng tính từ đầu đến chân của người chết
Ngoài ra xây khuôn viên mộ theo mảnh đất riêng của từng gia đình
Chất liệu của ngôi mộ
Chất liệu mộ đa dạng từ xi măng, đá hoa, mộ đá,… Điều này thể hiện sự thẩm mĩ cũng như sự tôn trọng của con cháu với tổ tiên, người đã khuất như ngôi nhà của họ.
Chất liệu mộ đa dạng từ xi măng, đá hoa, mộ đá,… Điều này thể hiện sự thẩm mĩ cũng như sự tôn trọng của con cháu với tổ tiên, người đã khuất như ngôi nhà của họ.
Ngoài ra khi muốn thiết kế chất liệu ngôi mộ phù hợp với khí hậu của khu vực cũng như khuôn viên mộ phần gia đình ta cần có một bản thiết kế riêng bởi đó còn là nơi cội nguồn, hương hỏa của dòng họ.
Ý nghĩa của lễ tạ mộ khánh thành
Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống mà ông cha để lại. Những truyền thống ấy luôn mang ý nghĩa riêng nhưng đều thể hiện sự nhớ ơn với người đi trước. Tuy nhiên vẻ đẹp ấy đang dần mai một hay thiếu đi những lễ nghi thiêng liêng cần có trong buổi lễ đặc biệt là nghi lễ hiếu kính, tưởng nhớ đến tổ tiên, người đã mất. Một trong những truyền thống tốt đẹp ta cần lưu tâm nhất là lễ tạ mộ khánh thành.
Nghi lễ có từ bao đời nay trở thành truyền thống, nét đẹp trong cuộc sống văn hóa gia đình. Thể hiện sự hiếu kính, biết ơn của con cháu khi được dạy dỗ, giáo dục từ lễ nghi đời thường đến văn hóa tâm linh.
Như vậy, lễ tạ mộ khánh thành cần được chuẩn bị một cách chu đáo, đặc biệt là phần nghi thức tiến hành. Bởi đây không chỉ là bày tỏ lòng thành của người còn sống với người đã khuất mà đó còn là nét đẹp văn hóa, sửa sang lại ngôi nhà của tổ tiên trong thế giới tâm linh. Từ nghi lễ này ta hiểu hơn về truyền thống Việt Nam, những bài học nguồn cội “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà mỗi người con chúng ta cần gìn giữ và bảo tồn truyền thống mà ông cha để lại, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập với các nước trên thế giới, hòa nhập nhưng không hòa tan.